CHIA SẺ

Friday, March 24, 2017

CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY GIỐNG SAPOCHE HIỆU QUẢ

SaPoChe hay còn gọi là Hồng Xiêm (gọi tắt là SaPo) được du nhập vào Việt Nam từ lâu và trồng ở nhiều nơi như: Bến Tre, Tiền Giang, Bình Dương… SaPo dễ trồng, ít sâu bệnh.



Cây Giống SaPoChe

Cây SaPoChe là cây trồng ưa thích khí hậu nóng ẩm, lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 – 17oC thì cây không có khả năng ra hoa. Bên cạnh việc trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật Bà con cũng cần chú ý phát hiện và ứng dụng cách phòng trừ sâu bệnh cho Cây SaPoChe hiệu quả.

Cách phòng trừ một số loại sâu gây hại SaPoChe

SaPoChe là Cây Ăn Quả được đánh giá ít sâu bệnh, tuy nhiên nhưng để bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa đậu quả được nhiều Bà con cần chú ý các loại sâu bệnh sau: Sâu đục trái, Xén tóc đục cành, Rấy bướm, Ruồi đục trái, Rệp sáp

Sâu đục trái: Dấu hiệu nhận biết đó là thành trùng hoạt động vào ban đêm, con cái đẻ trứng lên vỏ trái, đặc biệt là nơi tiếp giáp giữa các trái trong chùm, lỗ đục có phân đùn ra ngoài. Sâu có thể tấn công vào giai đoạn trái còn rất nhỏ đến khi trái lớn, sâu ăn phá phần thịt trái làm trái rụng hoặc giảm phẩm chất. Sâu thường hóa nhộng ở nơi tiếp giáp giữa các trái hoặc trên bề mặt trái.

Phòng trị: Bà con dọn vệ sinh và thu hái những trái bị sâu gây hại nặng đem tiêu hủy. Kết hợp dùng nilon bao trái hạn chế sâu đục trái và cắt tỉa cành sau khi thu hoạch cho vườn thông thoáng. Bà con phun thuốc nếu có 1% số trái trong vườn bị tấn công, có thể dùng các loại thuốc gốc cúc tổng hợp như: Karate, Fastac, Polytrin, Sumi Alpha, Cypermap…

Xén tóc đục cành: Dấu hiệu dễ nhận biết là con Xén tóc trưởng thành đẻ trứng lên đọt non hoặc lên vị trí nứt của vỏ cây, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, gây hại nặng có thể chết cây. Chúng gây hại quanh năm, rất phổ biến, gây hại năng nhất là các tháng nắng.

Phòng trị: Bà con nên điều khiển cây ra đọt non đồng loạt đề dể kiểm soát, cắt và đem tiêu hủy cành bị chết để loại trừ nhộng. Tiếp theo, Bà con dùng vợt bắt vào sáng sớm và phun ngừa khi cây ra đọt non bằng thuốc: Sagosuper 20EC, Karate, Cumbush…Nếu Bà con thấy có một đổ ra từ các cành thì dùng que xoi lỗ đục và bắt bằng tay hoặc có thể cho thuốc trừ sâu có tình lưu dẫn như Regent, Basudin nhét vào lỗ đục, sau đó trám lỗ đục lại bằng đất sét.


Một số loại sâu gây hại SaPoChe

Rầy bướm: (Rầy bông gòn): Gây hại trên vườn SaPo vào mùa nắng từ tháng 10 đến tháng 4 dương lịch. Rệp ít di chuyển, phát tán chủ yếu nhờ gió và kiến.

Phòng trị: Bà con tỉa bỏ cành vượt, cành vô hiệu, cành bên trong tán,…tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây nhằm hạn chế ẩm độ tạo điều kiện cho rệp dính phát triển. Bà con nên thường xuyên kiểm tra vườn nếu phát hiện Rầy bong gòn đến 10 -20% số trái thì phải xử lý thuốc bảo vệ thực vật ngay. Rầy bong gòn rất dễ kháng thuốc nên phải luân phiên các loại thuốc như: Dantotsu, Sumithion, Danitol-S, Movento, Pegasus….

Bà con cũng nên kết hợp thuốc với dầu khoáng SK Enspray 99 EC hoặc nước rữa chén để tăng khả năng bám dính của thuốc; hoặc kết hợp với thuốc chống lột xác như: Applaud, Butyl…. Chỉnh béc nhiễm để thuốc tiếp xúc với Rầy.

Rệp sáp: Rệp chích hút lên lá, lên trái…. rệp tấn công từ khi trái còn nhỏ đến khi thu hoạch làm cho trái không phát triển. Ngoài ra, rệp tiết ra mật ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm mất phẩm chất trái.

Phòng trị: Khi phát hiện ra rệp sáp Bà con tỉa bỏ những lá, trái bị nhiễm nặng. Bà con hun thuốc khi mật số rệp cao bằng các loại thuốc như: Dantotsu, Movento. Có thể bổ sung dầu khoáng DC- Tronplus 0.5% để tăng hiệu lực của thuốc. Bà con lưu ý tránh trồng xen với những cây bị nhiễm rệp sáp như Mãng Cầu.

Ruồi đục trái: Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc thủng vỏ trái cây rồi đẻ trứng ở phần tiếp giáp vỏ trái và thịt trái. Sau 2 – 4 ngày dòi non nở ra có màu vàng nhạt; giai đoạn dòi kéo dài 10- 14 ngày. Ruồi có khả năng bay xa nên việc phòng trừ cũng gặp nhiều khó khăn.

Phòng trị: Bà con tiến hàng bao trái, thường xuyên vườn cây, thu hoạch trái kịp thời, không để trái chín trên cây. Bà con phun các sản phẩm protein thủy phân pha trộn thuốc trừ sâu không mùi để diệt ruồi cái.

Bệnh đốm lá: Dấu hiệu nhận biết là trên lá có nhiều đốm bệnh nhỏ màu nâu đỏ, sau đó lớn dần có hình tròn, đường kính vết bệnh 1-3 mm, tâm màu xám trắng, viền màu nâu đậm hoặc nâu đỏ. Ở tâm vết bệnh có thể thấy những ổ nấm nhỏ màu đen.

Phòng trị: Bà con phun các lọai thuốc thông thường như hỗn hợp Bordeaux, Zineb, Benomyl hay Funguran 20-30 g/bình 8 lít, cocide.

Bệnh bồ hóng: Dấu hiệu nhận biết là nấm bệnh tạo thành từng mảng đen như Bồ hóng bám trên mặt lá, trên trái làm giảm quang hợp của lá. Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa nắng, bồ hống dể bị rữa trôi trong mùa mưa

Phòng trị: Bà con không nên trồng quá dày, luôn luôn vệ sinh vườn và tỉa cảnh cho cây. Mùa nắng, Bà con chú ý phòng trị rệp sáp, rầy mềm, rệp dính, bằng các loại thuốc như: Trebon 10EC, Actara… Khi thấy có nấm bồ hóng Bà con phun các loại thuốc có gốc đồng như: Coc 85, Copper Zine, Copper B…


Cách phòng trừ một số loại sâu gây hại SaPoChe

Bệnh cháy khô đầu, mép lá:
Đây là một loại bệnh gây hại khá phổ biến trên cây SaPo và chủ yếu xâm nhiễm ở các lá ngọn. Bệnh làm cháy khô từng mảnh lớn ở đầu hoặc mép lá.

Phòng trị: Bà con dùng các loại thuốc trừ nấm Benomyl hay Appencarb, Daconil với liều lượng như khuyến cáo.

Bệnh đốm mốc xanh, mốc xám: Dấu hiệu nhận biết là các đốm bệnh có hình tròn, kích thước từ 0,5-3 mm, màu trắng xám hay xanh đọt chuối , gây hại trên các lá già. Ở tâm vết bệnh có thể có các ổ nấm màu đen.

Phòng trị: Ngoài các biện pháp vệ sinh vườn thì Bà con đồng thời có thể phun các loại thuốc gốc đồng hay hỗn hợp thanh phèn theo tỷ lệ 1:1:100 hoặc Cocide ,Coc 85…

Trên đây, Chúng tôi đã chia sẻ một số sâu bệnh thường xuyên gây hại cho Cây SaPoChe Bà con muốn biết thêm chi tiết về những loại sâu bệnh khác hoặc cần tư vấn về Cây Giống phù hợp vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Sunday, March 5, 2017

Ở ĐÂU BÁN CÂY SAPOCHE GIỐNG

Cây SaPoChe là tên thường gọi của người Miền Nam, ở Miền Bắc gọi là Cây Hồng Xiêm. Ngoài ra nó còn có các tên gọi khác như SaPo, Xa Pô Chê, Lồng Mứt. Đây là Giống Cây Ăn Trái được trồng phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước. Bà con trồng 1-2 cây để có trái cho gia đình thưởng thức, có bà con trồng SaPoChe để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.


Cây SaPoChe Giống

Do là giống cây phổ biến nên việc tìm nguồn Giống SaPoChe và địa điểm Bán Cây SaPoChe cũng khá dễ dàng.

SaPoChe được bán ở các trại cây giống

Trại giống là đơn vị chuyên cung cấp các loại Cây Giống Ăn Trái khác nhau, tại đây họ cũng bán các Giống SaPoChe với đủ chủng loại, kích thước khác nhau.

Bà con có thể mua Cây SaPoChe được nhân giống từ hạt, nhân giống từ việc ghép mắt…Bà con ở miền Bắc thì thường mua Giống Hồng Xiêm Xuân Đỉnh, Hồng Xiêm Thanh Hà. Miền Nam thì thường mua Giống SaPoChe Xoài, SaPoChe Mặc Bắc (Tiền Giang)…sở dĩ mỗi vùng miền nên trồng các Giống SaPoChe khác nhau là vì chúng thích hợp với điều kiện tự nhiên nơi đó.


SaPoChe được bán ở các trại cây giống

Bà con nhà vườn nên lựa chọn những trại giống chuyên nghiệp, uy tín và lựa chọn những cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Với những cây giống được nhân giống bằng phương pháp ghép sẽ cho trái sớm chỉ sau 2 năm trồng và phẩm chất trái cũng rất tốt.

SaPoChe Giống được nhân giống tại các nhà vườn

Tại các nhà vườn, hộ gia đình chuyên trồng SaPoChe kinh doanh bà con có thể dễ dàng tìm mua được Giống SaPoChe mong muốn. Bởi các nhà vườn với mục đích kinh doanh nên họ cũng sẽ đầu tư công sức học các kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây SaPoChe cho năng suất.


SaPoChe Giống được nhân giống tại các nhà vườn

Ví dụ, bà con muốn mua Giống Hồng Xiêm Xuân Đỉnh thì thường đến trực tiếp các nhà vườn ở Xuân Đỉnh –Hà Nội để thăm quan và mua cây giống.

Tuy nhiên, các nhà vườn có điểm hạn chế đó là thường chỉ có 1-2 Giống SaPoChe mà không có nhiều sự lựa chọn cho bà con.

NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN CÂY GIỐNG SAPOCHE

SaPoChe (Hồng Xiêm) là loại cây trồng khá phổ biến ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 15 Giống SaPoChe khác nhau được trồng ở cả ba miền. Mỗi Giống SaPoChe thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng miền khác nhau, nên sẽ cho năng suất khác nhau, đôi khi cũng có sự khác nhau chút ít về vị ngọt.


Những lưu ý khi chọn Cây Giống SaPoChe

Bà con cần lưu ý khi lựa chọn Cây Giống SaPoChe trước khi trồng nhé. Bà con cần hỗ trợ về Cây SaPoChe Giống vui lòng liên hệ với Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn.

Lưu ý khi chọn Cây Giống SaPoChe

Bà con cũng biết SaPoChe có nhiều giống khác nhau. Ở một số bài viết của mình chúng tôi cũng đã giới thiệu với bà con về những Giống SaPoChe phổ biến hay được trồng ở các vùng miền.

Ví dụ như ở Miền Nam có SaPoChe Xoài (Cần Thơ), SaPoChe Mặc Bắc Tiền Giang…Miền Bắc thì có Hồng Xiêm Xuân Đỉnh, Hồng Xiêm Thanh Hà. Do được thiên nhiên ưu đãi mà mỗi địa phương đó có những điều kiện thuận lợi hơn những địa phương khác, giúp cho năng suất và chất lượng của SaPoChe cao hơn.


Chọn Cây Giống SaPoChe phù hợp với điều kiện tự nhiên

Vì thế, những Trái SaPoChe ở những địa phương này đã trở thành đặc sản và được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, ngày nay nhờ khoa học kỹ thuật tiên tiến, bà con nhà vườn ở nhiều tỉnh thành địa phương khác vẫn có thể trồng những Giống SaPoChe này.

Điều bà con cần lưu ý là lựa chọn giống phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi mình canh tác nhất, lưu ý đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc để giúp cây cho năng suất, chất lượng tốt.

Tiêu chuẩn chọn Cây Giống SaPoChe

Cây SaPoChe Giống được nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau như gieo hạt, chiết, ghép, tháp, giâm cành. Song phương pháp nhân giống được cho là đảm bảo chất lượng và phổ biến nhất ở nước ta đó đó là chiết cành và ghép mắt.


Tiêu chuẩn chọn Cây Giống SaPoChe

Bà con đã có kinh nghiệm nhân Giống SaPoChe theo phương pháp vô tính có thể tự nhân giống cho vườn nhà mình. Khi chiết, nên chọn nhánh cho trái khỏe, không quá già, đường kính 1,5 – 3,0 cm. Nhánh tốt và chiết đúng phương pháp sẽ cho rễ tốt sau 4 – 6 tháng. Mùa chiết thường bắt đầu từ tháng 12 dương lịch và có thể kéo dài quanh năm, nhưng tốt nhất là chiết đầu mùa khô để kịp trồng trong mùa mưa.

Ghép Mắt là phương pháp nhân giống khó hơn, không phải ai cũng làm được. Vì thế, bà con có thể mua tại các vườn ươm. Cây ghép cao từ 30-40 cm, chiều cao mắt ghép tối thiểu 15cm là đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Bà con cần lựa chọn vườn ươm uy tín và đảm bảo cây khỏe mạnh, không sâu bệnh.

CÁCH CHĂM SÓC SAPOCHE SAU KHI TRỒNG

SaPoChe trồng không khó, song những người trồng SaPoChe kinh doanh cần chú ý kỹ thuật chăm sóc cây sau khi trồng.



Cách chăm sóc SaPoChe sau khi trồng

Đặc biệt, Bà con cần chú ý bón cân đối đạm, lân, kali và trung vi lượng để đạt được năng suất, chất lượng nhằm duy trì sự ổn định lâu dài của cây. Bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn một số kỹ thuật chăm sóc cây để bà con tham khảo.

Tưới tiêu nước và trồng dặm

Tưới tiêu: SaPoChe rất cần nước đặc biệt trong 3 năm đầu. SaPoChe cũng chịu ngập kém, nếu bị ngập 1-2 tuần cây sẽ héo rũ, rụng bông. Vì vậy, Bà con nhà vườn cần có hệ thống tưới tiêu chủ động, có bờ bao ngăn lũ.

Trồng dặm: Một tháng sau khi trồng, Bà con cần tiến hành dặm lại những cây bị hư, yếu chậm phát triển,…để cây được đồng đều đảm bảo mật độ.

Bón phân cho Cây SaPoChe

Bón phân: Cây SaPoChe ra hoa và cho trái từ 2-3 vụ / năm, có những giống cho quả quanh năm. Vì thế, Bà con cần chú ý kế hoạch bón phân, liều lượng phân bón sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.


Bón phân cho Cây SaPoChe

Giai đoạn cây 1 năm tuổi: Từ khi trồng đến 1 năm Bà con tưới gốc NPK (16-16-8) nồng độ 3% (30g phân/ 10 lít nước) tưới 2 lần / tháng.

Giai đoạn cây từ 1 đến 3 năm tuổi: Bà con bón 50-150 g Urea + bón 50-150 g DAP + 50-150 g Kali, chia làm 4 lần bón cho 1 cây/năm.

Giai đoạn kinh doanh trái: Thời kỳ cây bắt đầu cho trái ổn định, Bà con muốn cây cho năng suất cao cần bón 500-2000 g Urea + bón 500-1500 g DAP + 300-500 g Kali (hoặc sử dụng 1500-4500 g phân NPK (16-16-8) chia làm 4-5 lần bón/ cây/năm.

Lưu ý: Ở ĐBSCL nên cần bón phân vào khoảng tháng 7 để tránh rễ cây bị ảnh hưởng khi mưa lũ vào tháng 9-10.

Bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh cho Cây SaPoChe

Làm cỏ: Bà con tiến hành làm cỏ thường xuyên đặc biệt quanh khu vực gốc cây, kết hợp với việc dọn dẹp vệ sinh vườn tỉa cành tạo tán cho cây, cành lá đem đi tiêu hủy; tạo cho vườn thông thoáng loại bỏ nơi trú ẩn của côn trùng gây hại, tiêu hủy nấm bệnh.



Bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh cho Cây SaPoChe

Vét mương bồi sình cho mặt liếp: Hằng năm hoặc 2 năm một lần, Bà con kết hợp với việc dọn vét muơng bồi sình cho mặt liếp vừa vệ sinh mương vừa cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.

Chống gió bão cho cây: Do bộ rễ SaPoChe ăn nông, nên hằng năm cần đắp thêm bùn ao vào gốc để tầng rễ phát triển dày và cây cứng cáp. Mùa mưa bão, Bà con cần cố định các cành chính và thân chính, tỉa bớt cành dày và cành ngoài tán.

Phòng trừ sâu bệnh: SaPoChe được xem là Cây Ăn Quả ít sâu bệnh, nhưng để bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa đậu quả được nhiều Bà con cần chú ý các loại sâu bệnh sau: rệp, ruồi hại quả, ngài hại lá, quả, bệnh đốm lá, thân cây.

CÁCH TRỒNG SAPOCHE NHANH CHO TRÁI

SaPoChe (Hồng Xiêm) là Giống Cây Ăn Quả được trồng phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Đặc biệt ở Bắc Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long đã hình thành các vùng chuyên canh Cây SaPoChe đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.


Cây SaPoChe đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

SaPoChe dễ trồng nhưng để cây sớm cho trái và năng suất cao Bà con cần phải áp dụng tốt kỹ thuật trồng SaPoChe. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách trồng SaPoChe nhanh cho trái với năng suất cao.

Chọn giống sapoche phù hợp

Hiện nay, tại nước ta có khoảng 15 Giống SaPoChe khác nhau được trồng ở những vùng miền khác nhau. Vì thế, Bà con cần chú ý chọn đúng Giống SaPoChe đầu dòng, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu từng nơi.

Ở Miền Bắc Bà con có thể trồng Hồng Xiêm Xuân Đỉnh, Hồng Xiêm Thanh Hà. Ở Miền Nam bà con có thể trồng SaPoChe Mặc Bắc Tiền Giang, SaPoChe Xoài…hoặc số Giống Hồng Xiêm Thái, Hồng Xiêm Mexico…


Chọn Giống SaPoChe phù hợp

Cách nhân giống cũng quyết định đến khả năng cho trái, thời gian cho trái, năng suất Trái SaPoChe. Bà con nên chọn những Cây SaPoChe Giống được ghép từ những cây thuần chủng. Cây ghép phải là những cây phát triển khỏe mạnh, không có sâu bệnh, lá xanh, cây không có hiện tượng bị héo lá.

Cây Giống SaPoChe ghép có đặc điểm là bộ rễ khỏe mạnh, phẩm chất cây giống như cây mẹ. Đặc biệt cây giống ghép cho trái sớm chỉ sau 2 năm trồng.

Cách trồng SaPoChe nhanh cho trái

Sau lựa chọn được cây giống, Bà con cần chuẩn bị trước mọi thứ giúp Cây Giống SaPoChe sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu được trồng đúng kỹ thuật và chăm sóc tốt, sau 2 năm SaPoChe sẽ bắt đầu cho trái. Từ năm thứ 4 năng suất Cây SaPoChe sẽ ổn định dần và càng ngày năng suất càng cao.

SaPoChe cần loại đất màu mỡ, dễ thoát nước, tốt nhất là đất thịt pha cát, xốp và thoát thủy tốt. Đất ngập nước làm cây chậm phát triển, nhất là ở giai đoạn cây con.


Cách trồng SaPoChe nhanh cho trái

Đào hố trồng: Bà con đào hố rộng 60 cm, sâu 50 cm vừa đủ đặt cây con. Bà con trồng diện tích lớn cần cày xới kỹ, sâu để đất tơi xốp và thoáng. 

Khoảng cách trồng: Bà con tùy vào giống và điều kiện đất đai để tính mật độ trồng và chuẩn cây giống. Các giống có tán xòe nên trồng với khoảng cách 12 – 14 m mỗi cạnh; các giống tán đứng chỉ cần trồng cách nhau 7 – 9 m.

Thời vụ trồng: SaPoChe trồng được quanh năm, tốt nhất nên trồng vào mùa mưa (ĐBSCL) và mùa xuân (Miền Bắc) khi thời tiết ẩm ướt, mát giúp cây thích nghi và sinh trưởng tốt hơn.

Cách trồng SaPoChe nhanh cho trái: Khi trồng Bà con nên lột bỏ vỏ bầu đất và cắt bớt một phần lá để giảm bớt bốc thoát hơi nước. Đặt cây giống vào hố, vùi đất và nén chặt, tưới đẫm để giảm các lỗ hổng lớn trong đất. Cây con trồng xong cần được che mát để ít bị mất nước.

Bà con lưu ý, cây con trồng từ nhánh chiết thường được trồng nghiêng để cho nhiều tược và mau có trái. Trong các năm đầu, cây còn nhỏ, bà con có thể trồng xen các cây họ đậu để phủ đất, giảm cỏ dại và giúp đất thêm màu mỡ. Cũng có thể xen Chuối, Đu Đủ, Khóm, Mãng Cầu… cần loại bỏ các cây xen khi SaPoChe gần giao tán.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SAPOCHE GIỐNG

Khi trồng Cây SaPoChe, mỗi vùng miền là thích hợp với một giống khác nhau. Bà con trồng SaPoChe cần nắm vững một số kỹ thuật trồng cơ bản giúp cây cho năng suất cao.


Kỹ thuật trồng Cây SaPoChe

Chuẩn bị cây giống

Với Cây Giống SaPoChe ( Hồng Xiêm), Bạn có thể mua tại các cửa hàng bán hạt giống, cây con. Bà con thường là trồng bằng cây con hoặc cây ghép sẽ nhanh cho trái và hiệu quả kinh tế cao hơn là trồng từ hạt. Bà con lưu ý, khi lựa chọn cây giống, bà con nên lựa chọn cây khỏe mạnh, không có dấu hiệu của sâu bệnh.


Chuẩn bị Cây Giống SaPoChe

Đất trồng và phân bón

Đất trồng: Cây SaPoChe có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Cây phù hợp nhất khi được trồng trên đất có độ tơi xốp, tỉ lệ thoát nước tốt, sạch sẽ. Bà con có thể trộn đất cùng tro trấu và phân chuồng hoai mục.

Đào hố trồng: Trước khi trồng SaPoChe Bà con nên đào hố trước ngày trồng 30 ngày, hố đào có kích thước rộng khoảng 60cm, sâu 30-40cm.

Bón lót trước khi trồng: Bà con dùng phân chuồng hoại mục, super lân, đạm urê và kali trộn đều với đất. Bà con lưu ý bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày.

Kỹ thuật trồng Cây SaPoChe Giống

Sau chuẩn bị xong hết mọi thứ như đất, hố trồng cây, phân bón lót Bà con chú ý trồng cây khi thời tiết thuận lợi như trời dâm mát, đất đủ ẩm thì tiến hành trồng cây.



Kỹ thuật chăm sóc Cây SaPoChe Giống

Bà con dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu, đặt cây giống vào giữa hố sao cho mặt bầu ngang mặt hố. Sau đó, Bà con lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt. Bà con trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.

Tưới nước: Trong 3 năm đầu, cây rất cần nước, nhất là vào mùa khô. Do vậy, Bà con nông dân cần tưới 2 ngày/lần. Vào mùa mưa ngưng từ 2-3 ngày thì tưới lại. SaPoChe cần nước rất cao, do đó cần cung cấp nước đầy đủ sử dụng phương pháp tưới bằng cách dùng mô tưa tưới khắp trên mặt nước, áp dụng kỹ thuật trồng SaPoChe thật tốt để cây phát triển đều.

Tuesday, February 28, 2017

SAPOCHE TRỒNG Ở ĐÂU LÀ TỐT?

Cây SaPoChe ( Hồng Xiêm) là Cây Ăn Quả nhiệt đới, cây được du nhập từ Thái Lan về Việt Nam từ rất lâu. SaPoChe được trồng quanh năm và trồng được ở cả 3 miền của nước ta.



Cây Giống SaPoChe

SaPoChe không kén đất, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau cũng như khí hậu nhiệt đới của nước ta. Nên Cây SaPoChe ngày càng được bà con nhà vườn khắp nơi chọn trồng, đã có nhiều vùng chuyên canh Cây SaPoChe để cung cấp cho người dân trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

SaPoChe được trồng ở cả 3 miền

Nhìn chung, SaPoChe là cây trồng ưa thích khí hậu nóng ẩm, lượng mua từ 1.500 – 4.000 mm. Cây rất dễ trồng và không kén đất, ít bị sâu bệnh và chịu được úng. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 23 – 34 độ C.

SaPoChe có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, thoát nước tốt. Tại Bắc Bộ và ĐBSCL Cây SaPoChe được trồng phổ biến trên diện rộng với những Giống SaPoChe đặc thù phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu của nơi đó.


SaPoChe được trồng ở cả 3 miền

Tuy SaPoChe có thể trồng được ở cả 3 miền, song để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt bà con cần chú ý thời vụ trồng và giống. Tại ĐBSCL Cây SaPoChe được trồng quanh năm, thời vụ thích hợp nhất là trồng vào mùa mưa. Bắc Bộ và Trung Bộ thời vụ thích hợp là trồng vào mùa xuân.

Mỗi Giống SaPoChe thích hợp với nơi trồng khác nhau

Mỗi Giống SaPoChe mang những đặc thù khác nhau và thích hợp với vùng miền nhất định. Vì thế, bà con cần hết sức chú ý lựa chọn đúng Giống SaPoChe phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của mình sẽ giúp cây phát triển cân đối và cho năng suất cao.

Ở các tỉnh phía Nam: Bà con chủ yếu có các giống: SaPoChe Ta, SaPoChe Xiêm, SaPoChe Mặc Bắc. Trong đó Giống SaPoChe ta do ăn không ngon nên gần đây diện tích trồng giống này ngày một giảm dần.

SaPoChe Xiêm (còn gọi là SaPôChê Lồng Mức hay SaPôChê Cần Thơ) giống này có thịt trái mịn, thơm ngon, ngọt hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên diện tích trồng giống này ngày một gia tăng.


Mỗi Giống SaPoChe thích hợp với nơi trồng khác nhau

SaPoChe Mặc Bắc (còn gọi là SaPoChe Dây Kế Sách) giống này được trồng nhiều ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang… đây là giống đang được bà con nhà vườn ưa chuộng và đánh giá cao. Cây phát triển nhanh, dễ trồng, chịu được điều kiện ngập mùa lũ, mau cho trái và cho năng suất cao hơn SaPôChê Xiêm.

Ở các tỉnh phía Bắc: Bà con thường trồng phổ biến 2 giống là Hồng Xiêm Xuân Đỉnh và Hồng Xiêm Thanh Hà. Trong đó Hồng Xiêm Xuân Đỉnh được trồng nhiều ở Xuân Đỉnh, Từ Liêm (Hà Nội). 

Hồng Xiêm Thanh Hà được trồng nhiều ở huyện Thanh Hà (Hải Dương), Giống Hồng Xiêm này có năng suất cao hơn Giống Hồng Xiêm Xuân Đỉnh. Tuy nhiên, do Giống Hồng Xiêm này có nhiều cát nên ít được ưa chuộng.

GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG SAPOCHE CÓ NĂNG SUẤT HIỆN NAY

Cây SaPoChe hay còn gọi là Cây Hồng Xiêm là một trong những loại cây nhiệt đới, có vị ngọt và hương thơm, nhiều chất dinh dưỡng nên được người dân rất ưa chuộng. Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều Giống SaPoChe khác nhau được bà con chọn trồng.



Cây SaPoChe Giống

Mỗi Giống SaPoChe thì cũng có những ưu điểm, năng suất cũng như sự phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của từng vùng khác nhau. Vì thế, yếu tố quyết định năng suất Cây SaPoChe chính là nguồn gốc. Bà con nên chọn giống tốt để trồng, giống phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên nơi định trồng.

Các Giống SaPoChe có năng suất hiện nay

SaPoChe có thể trồng từ hạt hoặc từ cây ghép, cây chiết. Những cây giống được nhân giống bằng phương pháp ghép thường cho trái sớm sau 1-2 năm trồng, tùy điều kiện chăm sóc của nhà vườn.

Nếu được chăm sóc đầy đủ, SaPoChe cho năng suất rất cao, có thể có đạt năng suất từ 30 – 40 tấn quả/ha. Hơn nữa, Cây SaPoChe cho quả quanh năm nên bà con cần chăm sóc và bón phân đều đặn cho cây.



Các Giống SaPoChe có năng suất hiện nay

SaPoChe hay còn gọi là Hồng Xiêm có nhiều giống. Mỗi vùng lại thích ứng với một giống riêng. Vì vậy, bà con cần chọn giống cho phù hợp. Ở phía Bắc có giống Hồng Xiêm Xuân Đỉnh, Hồng Xiêm Thanh Hà, Hồng Xiêm quả nhót, quả tròn… Còn ở phía Nam thì có SaPoChe quả dài, quả tròn và một số Giống SaPoChe nhập nội từ các nước Đông Nam Á.

Năng suất của một số Giống SaPoChe

Tại miền Bắc, Giống Hồng Xiêm Xuân Đỉnh (có nguồn gốc từ Camphuchia được du nhập về Việt Nam lâu năm) khá nổi tiếng và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi hương vị đặc trưng của nó và đồng thời còn là giống chín sớm nhất trong các loại Hồng Xiêm.


Năng suất của một số Giống SaPoChe

Hồng Xiêm Thanh Hà được trồng nhiều ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Giống Hồng Xiêm này cũng cho năng suất rất tốt. Cây Hồng Xiêm Thanh Hà 4 năm tuổi, đạt 12,01 kg/năm (tương ứng 150 quả/cây/năm). Cây Hồng Xiêm Thanh Hà 7 năm tuổi, đạt 26,39 kg/năm (tương ứng 700 quả/năm). Cây Hồng Xiêm Thanh Hà 12 năm tuổi đạt 46,51 kg/năm. Cây 17 năm tuổi đạt 81,80 kg/năm (1.022 quả/năm). Cây 22 năm tuổi đạt 90,70 kg/năm. Hồng Xiên Thanh Hà có năng suất cao hơn các Giống Hồng Xiêm khác trồng ở các tỉnh phía Bắc từ 20 – 25%. Sự sai khác này là do cây có bộ rễ khỏe, tán rộng, nhiều cành, nhiều lá

Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, Giống SaPoChe Mặc Bắc rất được ưa chuộng, cây cho trái quanh năm, với năng suất bình quân đạt 20 tấn/ ha/năm. Ngoài ra, một số bà con ở các tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai cũng trồng các Giống SaPoChe nhập khẩu từ Mexico, Thái Lan cho năng suất cao và phẩm chất tốt.